vin sát nhập bán lẻ. VinID sẽ ra sao

Theo một số nguồn tin, ngoài VinCommerce và VinEco, VinID cũng được Vingroup đàm phán sang nhượng cổ phần cho đối tác khác. Đại diện Vingroup hẹn cung cấp khi thông tin đầy đủ hơn.

Hai tuần sau thương vụ chuyển nhượng 2 công ty con về Masan, Vingroup cho biết đã quyết định giải thể Vinpro, đơn vị bán lẻ điện máy, và sáp nhập Adayroi vào VinID, chính thức chia tay mảng bán lẻ.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, VinID cũng được Vingroup đàm phán sang nhượng cổ phần với một đối tác khác. Đối tác nhận chuyển nhượng cổ phần VinID liên quan đến ngân hàng Techcombank, nơi ông chủ Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang giữ vị trí Phó chủ tịch. 
Đại diện Techcombank cho biết chưa có thông tin về thương vụ chuyển nhượng cổ phần VinID từ Vingroup. Trong khi đó, một nguồn tin nội bộ cho biết đối tác mua cổ phần VinID không phải là ngân hàng, vì không phù hợp chiến lược phát triển. Việc giao dịch, nếu có, là đầu tư của cá nhân. 
Trao đổi với Zing.vn, đại diện Vingroup nói chưa có thông tin chính thức về "tin đồn" này, và hẹn cung cấp khi có thông tin đầy đủ hơn. 

VinID ở đâu trong cơ cấu tổ chức của Vingroup?

Công ty cổ phần VinID có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, được thành lập tháng 7/2018, do Vingroup sở hữu 80% cổ phần. Bên cạnh Vingroup, VinID còn 2 cổ đông sáng lập khác là Công ty cổ phần VICARE, nắm giữ 19% cổ phần và bà Nguyễn Minh Hồng nắm giữ 1% cổ phần.
Vingroup sang nhuong mang ban le, so phan VinID ra sao? hinh anh 1 VinID_role.jpg
Hệ sinh thái Vingroup theo giới thiệu của tập đoàn trước khi chia tay VinCommerce, VinEco, đóng cửa VinPro và sáp nhập Adayroi về VinID.
Theo ViCare tự giới thiệu, đây là một công ty công nghệ hoạt động trong lĩnh vực y tế, "với sứ mệnh giúp người Việt đưa ra những quyết định y tế và chăm sóc sức khỏe tiện lợi nhất".
Công ty được thành lập vào giữa năm 2015 với số vốn 100.000 USD. Phạm Anh Đức, một trong hai đồng sáng lập ViCare, từng được Forbes Việt Nam xếp trong danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất Việt Nam.
Cổ đông còn lại của VinID - bà Nguyễn Minh Hồng - cũng đang nắm giữ 0,98% cổ phần tại One Mount Group, công ty con mà hiện Vingroup nắm 51% cổ phần. 
Trong sơ đồ cơ cấu quản trị của Tập đoàn Vingroup được công bố trong hồ sơ doanh nghiệp, VinID được giới thiệu là hệ sinh thái số, thuộc nhóm thương mại - dịch vụ và dưới sự quản lý trực tiếp của One Mount Group.
Vingroup sang nhuong mang ban le, so phan VinID ra sao? hinh anh 2 vinid_onemount.jpg
Đây là doanh nghiệp mới được thành lập ngày 19/9 năm nay. Cơ cấu cổ đông của One Mount Group gồm có 51% cổ phần thuộc về Vingroup, gần 1,6% cổ phần thuộc về 2 cá nhân, phần hơn 47% cổ phần còn lại không được công bố. Doanh nghiệp này khi mới thành lập do bà Nguyễn Mai Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật.
Tuy nhiên, theo báo cáo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới nhất ngày 13/11 vừa qua, ông Hồ Anh Ngọc, sinh năm 1982, đã thay thế vị trí của bà Mai Hoa. 
Ông Hồ Anh Ngọc là em trai ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank. Trong hồ sơ cá nhân trên mạng xã hội Linkedin, ông Ngọc cập nhật chức vị này từ tháng 10 năm nay.

Từ "ứng dụng tích điểm" đến hệ sinh thái số

Vốn được biết đến là ứng dụng tích điểm cho Vinmart, tuy nhiên, hiện tại VinID đang đi theo một hướng mới, với tư cách hệ sinh thái số của tập đoàn.
Theo giới thiệu từ VinGroup, VinID khởi nguồn là chương trình chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp này. "Tới nay VinID đã triển khai mô hình và những chức năng mới để trở thành công cụ giúp kết nối khách hàng với toàn hệ sinh thái Vingroup", trang chủ của doanh nghiệp viết.
VinID được giới thiệu vừa là ứng dụng tiêu dùng thông minh, ứng dụng thanh toán, tài chính, vừa thu thập, nghiên cứu và phân tích tiêu dùng và có tính năng tiếp thị bán hàng, hỗ trợ và phản hồi cho toàn bộ hệ sinh thái Vingroup.
Cũng theo tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinID hiện là công ty tài chính công nghệ (fintech) mở ra một hệ sinh thái trực tuyến.
Từ những ngày đầu, ứng dụng VinID đơn giản chỉ có vai trò thay thế tấm thẻ tích điểm của VinGroup. Sau quá trình cải thiện, đầu tư lớn, hiện ứng dụng này vừa là ví điện tử, vừa là sàn thương mại điện tử thu nhỏ thiên về dịch vụ trực tuyến, phân phối vé các sự kiện giải trí, thể thao.
Vingroup sang nhuong mang ban le, so phan VinID ra sao? hinh anh 3
Từng là ứng dụng phụ trợ cho mảng bán lẻ của VinGroup, VinID đang dần độc lập và là tham vọng của tập đoàn này để có miếng bánh trong thị trường trung gian thanh toán. Ảnh: VIC.
Để "vũ trang" thêm cho VinID những tính năng như hiện tại, giới chủ đã phải chi không nhỏ để thâu tóm, hợp tác với các doanh nghiệp fintech khác.
Nỗ lực cải thiện VinID có thể kể đến cú thâu tóm mạnh tay của Vingroup mua lại ví điện tử Monpay. Trước khi về tay VinID, Monpay gần như không có thị phần đáng kể và điều Vingroup quan tâm nhất trong thương vụ này là giấy phép trung gian thanh toán để tích hợp ví điện tử vào VinID.
Để đưa ví điện tử vào VinID, tập đoàn của ông Vượng đã mua đứt Công ty cổ phần People Care, chủ quản của ví Monpay. Từ cuối năm 2018, ban lãnh đạo của People Care cũng đã được thay mới hoàn toàn với sự xuất hiện của những nhân sự chủ chốt từ VinID.
Trước khi về tay Vingroup, chủ quản của ví Monpay có vốn điều lệ là 68 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi thâu tóm doanh nghiệp này, VinID đã nâng vốn điều lệ lên 138 tỷ đồng.
Cú chơi lớn tiếp theo của VinID là tích hợp thêm dịch vụ thanh toán qua mã QR của VNPAY. Đây là dịch vụ tương đối phổ biến trên ứng dụng di động của các ngân hàng những với ví điện tử thì còn hiếm.
Trong thông báo mới nhất về việc sáp nhập Adayroi vào VinID, đại diện tập đoàn cho biết việc này "không chỉ giúp dữ liệu hóa hành vi người dùng mà còn tạo ra nền tảng mới, trong đó khách hàng là trọng tâm với mục tiêu dự đoán đúng nhu cầu, đáp ứng chính xác và kịp thời hơn mong muốn của khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất".


0 nhận xét:

Post a Comment